uploads/banner/Banner_Final_AnPhu.jpg
icon_emailTư vấn khách hàng
Nội dung: Từ ngày: Đến ngày:
top
Q&A -

Công ty tôi có một  thắc mắc về chế độ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên như sau:
Công ty có ký một hợp động lao động 36 tháng với một nhân viên nữ từ 01/06/2011, đến 01/02/2012 thi nhân viên này nghỉ thai sản, sau nghỉ kết thúc thời gian thai sản (30/06/2012) thì nhân viên này nghỉ luôn. vậy xin Quý Công ty cho biết là nhân viên này có đươc hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Và lương tính trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên này như thế nào. (Nhân viên này đã đóng hơn 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp, và lương ký với công ty tôi là 22.600.000vnd). Xin chân thành cảm ơn.

Ngày: 29/10/2012
Trả lời:

1. Điều kiện để được hưởng thất nghiệp là:
+ Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
+ Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại khoản 2 Điều này (ngày thứ nhất trong mười lăm ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc).
Như vậy, nếu nhân viên nữ đó thỏa mãn điều kiện trên sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức lương bình quân 6 tháng liền kề đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi nghỉ việc. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp không quá 20 lần lương tối thiểu chung. Ngoài ra, thời gian nghỉ thai sản không được xem là thời gian có đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Giả sử nhân viên nữ đó đủ điều kiện hưởng thất nghiệp theo quy định trên, mức hưởng trợ cấp 1 tháng sẽ là: 60% x (20 x 830.000 đồng) = 9.960.000 đồng/ tháng./.

Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Cty TNHH một thành viên có bắt buộc phải nộp Thông báo góp vốn cho các cơ Quan Nhà nước: Sở KH&ĐT, Cơ quan thuế hay không?
Tôi kính nhờ Quý cơ Quan trả lời giúp cho tôi các trường hợp trên. và cho tôi số văn bản, công văn để tôi tham khảo.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý cơ Quan .
Chào thân ái!

Ngày: 28/10/2012
Trả lời:

Căn cứ Điều 65 Luật Doanh nghiệp quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty:
1. Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
2. Tuân thủ Điều lệ công ty.
3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.
Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Đề nghị doanh nghiệp nghiên cứu thực hiện.
Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Xin cho hỏi trường hợp công ty 100% vốn nước ngoài mới thành lập tại Việt Nam, có người đại diện pháp luật là người Việt Nam thì người đại diện pháp luật này có phải làm giấy ủy quyền ở phòng công chứng cho nhân viên đi làm con dấu và nhận dấu hay không? Nếu chỉ cần làm giấy ủy quyền nội bộ hai bên cùng ký thôi thì có làm được con dấu hay không? Xin cám ơn.

Ngày: 26/10/2012
Trả lời:

Trường hợp Công ty 100% vốn nước ngoài mới thành lập tại Việt Nam, có người đại diện pháp luật là người Việt Nam thì người đại diện pháp luật này phải làm Giấy ủy quyền ở phòng công chứng cho nhân viên đi làm con dấu và nhận dấu, vì trong trường hợp này người đại diện theo pháp luật không thể thực hiện việc ủy quyền với vai trò là pháp nhân do chưa có con dấu để đóng vào văn bản ủy quyền; có thể ủy quyền cho người khác thực hiện công việc nhưng do tính chất quan trọng của việc quản lý con dấu nên cần thẩm định tính hiệu lực của giao dịch ủy quyền này bằng cách yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền. (…“Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức, …”, theo Điều 1, Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng con dấu).
Mặt khác, theo quy định tại Điểm C, Khoản 1, Điều 4, Thông tư số 07/2010/TT-BCA ngày 05/02/2010 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính phủ về việc quản lý và sử dụng con dấu đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị định số 31/2009/NĐ-CP ngày 01/4/2009 quy định: “Người trực tiếp liên hệ với cơ quan Công an để xin làm con dấu, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, mang con dấu từ nước ngoài vào Việt Nam phải có Giấy giới thiệu hoặc Giấy ủy quyền, kèm theo Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu”.
Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Theo qui định của Luật BHXH hiện hành. Người lao động nếu chưa thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc thì khi chi trả lương người sử dụng lao động phải trả thêm BHXH và BHYT vào trong lương theo qui định.
Vậy đối với khoản BHTN thì người sử dụng lao động có phải bắt buột thực hiện chi trả như đối với BHXH và BHYT nêu trên hay không.
Rất mong nhận được sự trả lời từ quí công ty.
Cảm ơn và trân trọng kính chào.

Ngày: 19/10/2012
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/05/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động thì Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm:
a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%.
b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
c) Nghỉ hàng năm 4%.
d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Như vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng lao động thuộc các đối tượng như đã nêu trên thì chỉ trả vào tiền lương hàng tháng của người lao động các khoản đã quy định, không bao gồm khoản bảo hiểm thất nghiệp./.

Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Công ty A là Công ty cổ phần tư nhân và có 1 chi nhánh (đã đăng ký Sở KHDT và được cấp Mã số Thuế đuôi) ở Vũng Tàu đang hoạt động bình thường và hạch toán độc lập. Nhưng do cty chính chưa tìm được địa điểm kinh doanh nên tạm ngưng hoạt động đến giữa tháng 10/2012 là tròn 2 năm. Theo Luật Doanh nghiêp thì không được tạm ngưng quá 2 năm. Vậy cho tôi hỏi Cty chính xin tạm ngưng nhưng chi nhánh vẫn đang hoạt động bình thường vậy có cách nào giải quyết hợp lý và đúng pháp Luật?
Rất mong nhận được sự hồi âm sớm của quý công ty và tôi chân thành cảm ơn.

Ngày: 15/10/2012
Trả lời:

Căn cứ Điều 37 Luật Doanh nghiệp quy định “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động thì chi nhánh cũng tạm ngưng hoạt động.
Trân trọng kính chào !