uploads/banner/Banner_Final_AnPhu.jpg
icon_emailTư vấn khách hàng
Nội dung: Từ ngày: Đến ngày:
top
Q&A -

Trường hợp nếu công ty kinh doanh lĩnh vực nhập khẩu và phân phối hàng nhập khẩu:
1. Khi phân phối cho khách hàng trong nước có được chào và ký hợp đồng bằng ngoại tệ không?
Mong nhận được sự hỗ trợ.
Trân Trọng!

Ngày: 28/11/2012
Trả lời:

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối và Nghị định 160/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ngoại hối đã quy định trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ một số trường hợp được phép.
Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp của Công ty không thuộc trường hợp được phép, do đó Công ty không được phép ký hợp đồng bằng ngoại tệ với khách hàng trong nước.
Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Chúng tôi gồm những người lao động đã nghỉ việc tại Cty ABC cách đây 2 năm.
Mặc dù chúng tôi đã làm đúng thủ tục nghỉ việc & bàn giao, nhưng đến nay cty này vẫn chưa trả tiền lương & trợ cấp thất nghiệp. Trong thời gian 2 năm qua chúng tôi đã gửi đơn kiện đến Sở LDTBXH của TP.HCM & Sở LDTBXH ở Đống Đa-Hà Nội, nhưng 2 cơ quan này không giải quyết được và họ yêu cầu tôi nộp đơn ra tòa.
Theo quy định thì trong vòng 1 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp, chúng tôi phải nộp đơn ra tòa. Nhưng nay đã quá 2 năm, vậy tôi có còn được quyền nộp đơn kiện cty này ra tòa nữa không? Mặc dù việc chậm trễ này là do 2 cơ quan Sở LDTBXH của TP.HCM & Hà Nội đã chậm xử lý & không thông báo kịp thời cho tôi khi họ không xử lý được.

Ngày: 02/11/2012
Trả lời:

1. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 165a Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì thời hạn hoà giải là không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải; Trường hợp hoà giải không thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.
2. Theo quy định tại khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì Toà án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hoà giải tại cơ sở:
a) Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Tranh chấp về bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 151 của Bộ luật này;
đ) Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Theo quy định tại khoản 2 Điều 167 Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là một năm, kể từ ngày xảy ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích của mình bị vi phạm đối với các tranh chấp lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 166 của Bộ luật này.
Đối chiếu với các quy định đã nêu thì trường hợp bà hỏi đã hết thời hiệu để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động. Khi có tranh chấp lao động xảy ra thì Hòa giải viên lao động quận, huyện hoặc Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính tiến hành giải quyết tranh chấp lao động trên cơ sở tổ chức phiên họp hòa giải giữa hai bên tranh chấp lao động. Do đó, nếu hoà giải không thành thì người lao động có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết theo luật định./.

Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Công ty chúng tôi có khoảng 1.000 nhân viên, hiện đang nộp cho Cơ quan BHXH TP đầy đủ 3 loại bảo hiểm là BHXH, BHYT, BHTN.
Về BHXH, chúng tôi nộp đủ tổng số 24% tổng quỹ lương. Chúng tôi không giữ lại 2% tại đơn vị để chi trả trợ cấp ôm đau thai sản. Đầu tháng của quý tiếp theo, chúng tôi nộp giảm bớt đi 2% của 3 tháng quý trước.
Chúng tôi xin hỏi:
Công ty có thể chọn phương pháp nộp đủ tiền BHXH, không giữ lại 2% hay không?
Nếu có thì phải làm thủ tục đăng ký như thế nào?
Trân trọng cảm ơn.

Ngày: 01/11/2012
Trả lời:

Theo điều 92 Luật BHXH quy định: người sử dụng lao động giữ lại 2% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội.
Như vậy, Luật đã quy định đơn vị bạn phải giữ lại 2% tổng quỹ lương nên không thể chọn phương án nộp đủ tiền cho cơ quan BHXH./.

Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Xin hỏi quý công ty về 02 vấn đề như sau:
1-Đơn vị tôi có lao động xin thôi việc. Vậy đơn vị có phải chi phụ cấp thôi việc cho lao động đó không ?.( Biết rằng đơn vị không đủ điều kiện theo luật Bảo Hiểm Thất Nghiệp để cho người lao động tham gia và hưởng chế độ Bảo Hiểm Thất Nghiệp). Và mức tính phụ cấp thôi việc và diều kiện hưởng phụ cấp thôi việc được thực hiện như thế nào?.
2-Đơn vị có tham gia Bảo Hiểm Thất Nghiệp đầy đủ cho lao động, như vậy khi lao động xin thôi việc, đơn vị không phải chi trả phụ cấp thất nghiệp cho lao động đó phải không?
Kính mong sự hồi đáp của quý công ty.

Ngày: 30/10/2012
Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian người lao động thực tế làm việc theo các bản hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp thì được tính để xét hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.
Đối chiếu quy định đã nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp và người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, công ty có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty khi các bên chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp doanh nghiệp và người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong quá trình làm việc có thời gian không đóng bảo hiểm thất nghiệp mà thời gian này theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động được tính là thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp phải trả trợ cấp thôi việc cho thời gian người lao động làm việc không đóng bảo hiểm thất nghiệp này.
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động, đề nghị công ty nghiên cứu Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/05/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP để thực hiện./.

Trân trọng kính chào !

top
Q&A -

Hiện nay Sở KH và Đầu tư vẫn chấp nhận cho đặt tên Công ty dưới hình thức tên bao gồm các chữ cái. VD : Công ty TNHH A.B.C
Xin hỏi, việc đặt tên cho các Công ty Luật khi đăng ký tại Sở Tư pháp có chấp nhận cách đặt tên này không vì chúng tôi có thông tin nói là Sở Tư pháp không chấp nhận.
Nếu chưa chấp nhận, xin giải thích vì sao có sự khác biệt về quy định cách đặt tên công ty giữa hai sở như nêu trên ?
Trân trọng cảm ơn.

Ngày: 30/10/2012
Trả lời:

Việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo Luật Luật sư và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 và Khoản 5 Điều 34 Luật Luật sư: tên tổ chức hành nghề luật sư phải bao gồm cụm từ "văn phòng luật sư", "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty luật trách nhiệm hữu hạn" và không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Mặt khác, theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 15 tháng 04 năm 2010 thì một trong những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là “Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011”.
Hiện nay để đảm bảo tên gọi của tổ chức hành nghề luật sư không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động trên phạm vi cả nước, khi tiếp nhận hồ sơ xin đăng ký thành lập mới hoặc thay đổi tên gọi, Sở Tư pháp gửi thông tin về tên gọi dự kiến của tổ chức hành nghề luật sư về Bộ Tư pháp để kiểm tra. Nếu tên gọi dự kiến của tổ chức hành nghề luật sư không trùng và gây nhầm lẫn, Sở Tư pháp sẽ thực hiện việc đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư theo quy định.

Trân trọng kính chào !